Bỏ việc lương 60 triệu, làm ‘uber gia sư’ thu được 4 tỷ/tháng

Thách thức lớn nhất của Vân Anh là mô hình này thực hiện ở lĩnh vực giáo dục, sản phẩm đưa ra đều phải chính xác và phù hợp, không thể làm qua loa được.


Phạm Thị Vân Anh, sinh năm 1988 (Bắc Giang) là người đam mê kinh doanh từ rất nhỏ.

Ngay từ khi 10 tuổi, Vân Anh bắt đầu rủ bạn bè dậy sớm bán hoa ngày lễ tết. Sau đó, năm nào cô cũng kinh doanh cái gì đó như mua bán sách cũ, hoa ngày lễ, đồ mỹ phẩm…

Sau này khi vào đại học, cô chọn học kinh tế vì sẵn có “máu” đam mê kinh doanh. Thời gian học, Vân Anh cũng thường xuyên rủ bạn bè cùng góp vốn để kinh doanh mỹ phẩm nhỏ lẻ. Song, cô nhận thấy con đường khởi nghiệp dường như vẫn chưa được định hình rõ ràng.

Sau khi ra trường và đi làm ở khá nhiều nơi, trong đó có công ty công nghệ thông tin Cinnamon của Singapore. Vân Anh về làm cho Cinnamon lúc công ty đang vô vàn khó khăn, sản phẩm liên tục thất bại. Thấy vậy, cô quyết định lập nhóm mới, định hướng lại sản phẩm, còn sếp thì qua Nhật Bản mời gọi đầu tư.

Khi công ty được hồi sinh, Vân Anh lại quyết định nghỉ việc dù được đề nghị làm giám đốc, với mức lương 3.000 USD/tháng (hơn 60 triệu đồng). Cô cũng từ bỏ khoản cổ phần trị giá 1 triệu USD (hơn 20 tỷ đồng) có được nếu đồng ý ở lại làm việc.

Đơn giản, với cô, dù lương có cao đến mấy thì vẫn chỉ là người làm thuê và ăn lương. Cô muốn tự tách ra kinh doanh riêng để có thể đeo đuổi ước mơ của mình.

Khi nghỉ việc ở công ty cũ, cô đi du lịch, trong thời gian đó đã nảy ra ý tưởng mở dịch vụ “” một cách rất tình cờ sau khi được trải nghiệm một dịch vụ taxi giá rẻ, tiện lợi, nhiều lựa chọn mà chất lượng đảm bảo.

Thời điểm đó, cô đang muốn học về lập trình web nên khá vất vả trong việc tìm kiếm lớp học online theo kiểu một thầy một trò. Hơn nữa, những dịch vụ như vậy rất hiếm và giá cũng đắt đỏ. Cô nghĩ ở Việt Nam có rất nhiều bạn trẻ học công nghệ thông tin có thể dạy mình với giá không quá cao, nhưng cô không thể tìm được họ.

Chính từ những khó khăn bản thân gặp phải nên Vân Anh đã định hình ra được mô hình gia sư hoàn toàn mới, giống kiểu Uber taxi.

Mô hình này sẽ giúp những người có nhu cầu học tiếng Anh tìm được thầy chất lượng, còn sinh viên nước ngoài có thêm thu nhập. Cả 3 bên đều có lợi.

Học viên có nhu cầu học tiếng Anh sẽ được mô hình “uber gia sư” giúp tìm thầy phù hợp nhất từ khắp nơi trên thế giới. Nếu không ưng, họ có thể đổi giáo viên. Mỗi buổi học là một chủ đề khác nhau và học viên nhận được giá trị học tập phù hợp nhất với mình. Làm như vậy thì việc học mới có hiệu quả.

Thách thức lớn nhất của Vân Anh là mô hình này thực hiện ở lĩnh vực giáo dục, sản phẩm đưa ra đều phải chính xác và phù hợp, không thể làm qua loa được.

Sau hai năm thực hiện, mô hình “uber gia sư” của cô đã có khoảng 1.000 học viên cả nước tham gia, đem lại doanh thu 4 tỷ đồng/tháng.

Dành lời khuyên cho những ai muốn khởi nghiệp, theo Vân Anh, khi đã làm việc gì cũng nên lắng nghe tiếng nói sâu bên trong mình, tin tưởng và tập trung hết sức theo đuổi đam mê thay vì quan tâm đến việc người khác nói gì. Những việc bản thân mình thật sự muốn chắc chắn mình sẽ hoàn thành tốt.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *