Mở cửa hàng sửa chữa điện lạnh, điện dân dụng cần phải làm gì?

Để sửa chữa bạn phải nhập vật tư phụ tùng, đồ nghề, bạn có thể liên hệ với các công ty chuyên sản xuất, phân phối phụ tùng điện lạnh, để vừa sửa, vừa thay thế nếu cần.
Hiện nay, nhu cầu của khách hàng vùng nông thôn ngày càng tăng về các mặt hàng điện lạnh điện dân dụng. Tuy nhiên ở vùng nông thôn thì có rất ít các cửa hàng sửa chữa mặt hàng này, hoặc là tay nghề kém, hoặc là chi phí sửa chữa đắt và trang thiết bị và linh kiện chưa đảm bảo chất lượng.

Do đó, ý tưởng mở một điện dân dụng tại quê hương là một ý tưởng rất khả thi.

Nếu có ý định mở cửa hàng sửa chữa điện lạnh, điện dân dụng thì dưới đây là những việc bạn cần làm.

1. Học nghề

Nếu đã có tay nghề thì bạn có thể kinh doanh sửa chữa điện lạnh điện dân dụng được luôn, còn nếu chưa có tay nghề thì bạn phải đi học. Bạn có thể tham gia các lớp học sửa chữa điện lạnh, điện dân dụng tại các trường nghề, trường trung cấp nghề hoặc các cửa hàng lớn có dạy việc.

Vừa học vừa kết hợp sửa đồ dùng thực tế của gia đình, người thân để nâng cao tay nghề, bạn sẽ có thể tự tin với kiến thức, kỹ năng của mình để giúp đỡ mọi người xung quanh với giá thành phải chăng và đảm bảo uy tín.

2. , khảo sát nhu cầu của dân

Trước khi mở quán sửa chữa điện lạnh, điện dân dụng thì bạn cần nghiên cứu thị trường và khảo sát nhu cầu của người dân khu vực ra sao. Hãy xem xét xung quanh đó đã có cửa hàng sửa chữa nào hay chưa? Lượng khách thế nào, giá cả sửa chữa có ổn không, chất lượng sửa có tốt không, ưu và nhược điểm của họ là gì, nếu mở thêm thì điểm mạnh của bạn là gì, của đối thủ là gì…

Bên cạnh đó bạn cũng phải xem mức sống của dân cư khu vực, nhu cầu sửa chữa điện lạnh, điện dân dụng có cao không… để có thể đưa ra mức giá phù hợp nhất, lựa chọn phụ tùng vật tư giá cả phải chăng, giúp việc kinh doanh thuận lợi hơn.

3. Chuẩn bị vốn

Mở quán sửa chữa điện lạnh điện dân dụng cần số vốn kha khá, thông thường cần từ khoảng 50 – 100 triệu trở lên do chi phí nhập phụ tùng, vật tư ngành này khá cao.

Tuy nhiên nếu vốn ít hơn thì bạn vẫn có thể mở cửa hàng sửa chữa bình dân, khi nào cần thay thế phụ tùng, khách hàng ok thì bạn mới đi lấy hàng về thay, sẽ bớt tiền hàng ban đầu lấy về.

Vốn ban đầu dùng để mua thiết bị, phụ tùng, đồ nghề sửa chữa, thay lắp, tiền thuê cửa hàng nếu có, thiết kế biển hiệu, mua sắm vật dụng ban đầu… Ngoài ra bạn cũng cần có số vốn dự trù cho những phát sinh trong quá trình kinh doanh, vốn cho những tháng đầu chưa có lãi…

4. Chọn thuê địa điểm

Kinh doanh điện lạnh, điện dân dụng muốn phát triển và đông khách nên thuê địa điểm gần khu đông dân cư, nhiều hộ dân sinh sống, đường xá thuận lợi, giao thông thuận tiện, nhiều xe cộ qua lại, nếu ở ngoài mặt đường lớn thì càng tốt… Như vậy nhiều người sẽ trông thấy cửa hàng của bạn và khi có đồ muốn sửa họ sẽ nhớ đến địa chỉ của bạn.

Nếu cửa hàng ở trong ngõ ngách, không ở ngoài mặt đường thì bắt buộc tay nghề của bạn phải tốt, “tiếng lành đồn xa”, giá cả phải chăng, nhiều người đến sửa và sẽ giới thiệu cho người khác đến với bạn.

5. Nhập phụ tùng, đồ sửa chữa

Để sửa chữa bạn phải nhập vật tư phụ tùng, đồ nghề, bạn có thể liên hệ với các công ty chuyên sản xuất, phân phối phụ tùng điện lạnh, điện dân dụng để vừa sửa, vừa thay thế nếu cần.

Ngoài ra bạn có thể liên hệ với các đại lý phân phối phụ tùng, máy móc điện lạnh, điện dân dụng để lấy đồ nghề về giúp công việc thuận lợi hơn.

6. Quảng cáo, vận hành

Để bắt đầu hoạt động, nên quảng cáo, PR cửa hàng của mình bằng nhiều cách cho mọi người biết đến bạn hơn. Bạn có thể dùng tờ rơi, quảng cáo online, hôm khai trương có thể quảng cáo rầm rộ bằng những chiêu khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng.

Để hoạt động tốt ở vùng nông thôn thì bạn cần có mối quan hệ tốt với nhiều người, làm ăn tin tưởng, đảm bảo và giá cả phải chăng. Tránh chặt chém và thay thế phụ tùng đểu, kém chất lượng. Khi niềm tin với người dân đã không còn thì cửa hàng của bạn sẽ rất khó hoạt động lâu dài.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *